Saturday , November 23 2024

Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến ngập lụt lưu vực sông Nhật Lệ, Việt Nam

Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến ngập lụt lưu vực sông Nhật Lệ, Việt Nam

Nguyễn Xuân Hậu1,*, Phan Văn Tân2

1Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam,
18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
2Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Nhận ngày 26 tháng 6 năm 2015
Chỉnh sửa ngày 28 tháng 7 năm 2015; Chấp nhận đăng ngày 6 tháng 8 năm 2015

Tóm tắt: Bài báo trình bày một số kết quả đánh giá tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) đến ngập lụt lưu vực sông Nhật Lệ. Mô hình khí hậu khu vực RegCM4 được sử dụng để hạ quy mô động lực sản phẩm của mô hình toàn cầu CCAM theo các kịch bản phát thải khí nhà kính (KNK) mới (đường nồng độ đại diện – RCP) của IPCC là RCP4.5 và RCP8.5. Lượng mưa 3 ngày cực đại (Rx3day) của RegCN4 theo các chu kỳ xuất hiện 10, 50 và 100 năm, sau đó được sử dụng như đầu vào cho mô hình thủy văn HEC-HMS để mô phỏng dòng chảy lũ cho điều kiện khí hậu hiện tại (1980-1999) và tương lai (giữa thế kỷ 21, 2046-2065 và cuối thế kỷ 21, 2080-2099). Mô hình thủy lực HEC-RAS kết hợp với modul HEC-GeoRAS được sử dụng để xây dựng bản đồ diện và độ sâu ngập lụt với biên là lưu lượng tính được từ HEC-HMS và mực nước biển dâng (NBD) theo các kịch bản tương ứng. So sánh giá trị của các đặc trưng ngập lụt gồm Rx3day, lưu lượng dòng chảy đỉnh lũ (Qp), diện và độ sâu ngập giữa điều kiện khí hậu tương lai và hiện tại (giai đoạn nền) cho thấy biến đổi khí hậu có tác động mạnh mẽ và là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng cả về tần suất và mức độ ngập lụt trên lưu vực sông này.
Từ khóa: Biến đổi khí hậu, đánh giá tác động, bản đồ ngập lụt, Nhật Lệ, HEC-HMS, HEC-RAS, RegCM4.

Trích dẫn:
Nguyễn Xuân Hậu, Phan Văn Tân, 2015. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến ngập lụt lưu vực sông Nhật Lệ, Việt Nam. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 31, Số 3S tr. 125 – 138.

Content Protection by DMCA.com