Monday , January 20 2025

Thử nghiệm dự báo tầm nhìn cho các sân bay thuộc cụm cảng hàng không miền Bắc bằng mô hình WRF

Thử nghiệm dự báo tầm nhìn cho các sân bay thuộc cụm cảng hàng không miền Bắc bằng mô hình WRF

Nguyễn Văn Hồng1*, Ngô Đức Thành2

1Trung tâm Hiệp đồng Điều hành bay, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam,
5/200 Nguyễn Sơn, Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội, Việt Nam.
2Khoa Khí tượng Thuỷ văn và Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN,
334 Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam

Nhận ngày 29 tháng 11 năm 2013
Chỉnh sửa ngày 10 tháng 12 năm 2013; Chấp nhận ngày 16 tháng 12 năm 2013

Tóm tắt: Nghiên cứu này tập trung vào việc thử nghiệm dự báo tầm nhìn cho ba sân bay Nội Bài, Cát Bi, Vinh và đánh giá ảnh hưởng của độ phân giải mô hình WRF (Weather Research and Forecasting Model) phiên bản 3.3 trong các ngày chịu ảnh hưởng bởi mưa mù, sương mù làm giảm tầm nhìn điển hình trong ba năm 2010, 2011 và 2012. Số liệu về điều kiện biên và ban đầu là GFS (Global Forecast System) 10x10 được cập nhật 6 giờ/lần, thời gian bắt đầu dự báo là 18UTC với hạn dự báo 24 giờ. Số liệu đầu ra từ mô hình WRF được áp dụng ba phương pháp: RUC, FSIA và FSIB để dự báo tầm nhìn, kết quả dự báo được so sánh với giá trị tầm nhìn quan trắc sân bay. Phân tích bước đầu cho thấy mô hình WRF đã dự báo được khá tốt xu thế biến đổi của tầm nhìn tuy giá trị dự báo còn cao hơn so với quan trắc. Phương pháp dự báo RUC cho kết quả tốt nhất, tiếp theo là phương pháp FSIA, rồi đến FSIB. Kết quả tính toán cũng cho thấy miền tính có độ phân giải càng chi tiết thì chất lượng dự báo tầm nhìn càng chính xác.
Từ khóa: Mô hình WRF, dự báo tầm nhìn, sân bay, cụm hàng không miền Bắc

Trích dẫn:
Nguyễn Văn Hồng, Ngô Đức Thành, 2013: Thử nghiệm dự báo tầm nhìn cho các sân bay thuộc cụm cảng hàng không miền Bắc bằng mô hình WRF. Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Tập 29, số 2S.

Content Protection by DMCA.com